Công ty Vinitech Kính chào quý khách
-Bên công ty Nhận cung cấp sĩ và lẻ
-chuyên sửa chữa biến tần, servo tại Đồng Nai, Bình Dương...
-Giao hàng toàn quốc
Mọi người cần gì cứ gọi : 0946899362
Biến tần Delta gồm các model:
VFD-B, VFD-A, VFD-VE, VFD-F, VFD-E, VFD-M, VFD-S, VFD-L, VFD-EL, VFD-V, VFD-G, VFD-C200…
Thông số kỹ thuật:
- Bộ xử lý 16 bit, kiểm soát ngõ ra theo kiểu PWM.
- Dãy tần số ngõ ra từ 0.1Hz ~ 400Hz.
- 16 bước điều khiển tốc độ, 15 bước xử lý tín hiệu, chức năng PLC.
- Tự động tăng moment và bù trượt.
- Giao tiếp truyền thông RS485.
- Tự động điều chỉnh chế độ cài đặt thời gian tăng giảm tốc.
- Tự điều áp và độ dốc V/F.
- Tự động dò tìm tần số khởi động.
- Điều khiển sensorless vector.
- Điều khiển PID có hồi tiếp và điều khiển PG có hồi tiếp.
- Tính năng cao cấp và thông dụng.
- Ngõ vào tham chiếu: -10~10VDC, 0~10VDC, 4~20Ma.
- Tiếng ồn thấp trong quá trình làm việc.
đã nâng cấp bảo vệ của biến tần, do vậy khả năng phát hiện lỗi của Biến tần Delta để
bảo vệ Mô tơ rất tốt. Ngăn ngừa được tình trạng nổ biến tần và cháy động cơ do vây khi báo lỗi
Quý khách hàng nên kiểm tra lại mã lỗi tìm cách khắc phục hoặc liên hệ với chúng tôi đề được hỗ trợ miến phí 24/24
sau đây là một số mã lỗi thường gặp rất nguy hiểm.
Các lỗi thường gặp và cách khắc phục của biến tần Delta
Lỗi GFF (Lỗi chạm đất):
Nguyên nhân: Do chạm chập 1 trong 3 pha ngõ ra biến tần với tiếp địa (đất), hoặc có thể do 1 trong 3 pha của
cuộn dây Stato chạm võ.
khắc phục: Tháo Mô tơ ra khỏ ngõ ra U, V, W Biến tần Delta, bật CB kiểm tra còn báo lỗi hay không nếu biến
tần hoạt động bình thường thì kiểm tra 1 trong 3 pha mô tơ đã bị chạm võ, hoặc 1 trong ba pha bị rò điện xuống
tiếp địa.
Lõi OC (Lỗi quá dòng):
Nguyên nhân:
1> Biến tần bị cháy công suất IGBT dẫn tới ngắn mạch ngõ ra Biến tần Delta báo lỗi OC
2> Bị ngắn mạch ngõ ra mô tơ do 2 trong 3 pha của Mô tơ chạm vào nhau, hoặc 1 trong 3 pha bị rò điện xuống tiếp
địa
khắc phục:
Tháo Mô tơ ra khỏi biến tần nếu Biến tần còn báo lỗ thì khối công suất IGBT bị cháy
Kiểm tra kỹ 3 pha biến tần xem có bị chạm chập, hoặc 1 trong 3 pha chạm với tiếp địa
Lỗi OL (Lỗi quá tải)
Nguyên nhân:
Dòng điện cung cấp cho Mô tơ vượt quá khả năng dòng điện ngõ ra biến tần.
Khắc phục
kiểm tra hệ thống có thể bị kẹt tải
Công suất biến tần có phù hợp với công suất của động cơ, công suất của biến tần phù hợp với hệ thống tải.
Do vậy trước khi lắp đặt biến tần Quý khách hàng nên nắm vứng loại tải để chọn dòng biến tần.
Lỗi OV (Lỗi quá áp Bus DC)
Nguyên nhân:
Khi Động cơ mang tải có quán tính lớn mô tơ biến thành máy phát hồi về biến tần hoặc thời gian tăng/ giảm tốc
quá ngắn dẫn đến điện áp tại Bus DC của biến tần dâng cao so với định mức--> Biến tần báo lỗi.
Khắc phục:
Với tải không cần dừng gấp thì có thể kéo dài thời gian tăng giảm tốc (Giả sử mặc định 10S thì tăng lên 30, 40S...)
Với tải cần tăng tốc nhanh, dừng gấp, mô tơ có quán tính cần gắn thêm điện trở xả (thông số điện trở xả như mặc
định hãng biến tần)
*** Trên đây là một số mã lỗi nguy hiểm trong Biến tần Delta, và một số hãng khi biến tần báo lỗi Quý khách
hàng cần tra theo mã lỗi và tìm cách khắc phục tránh tình trạng Reset mã lỗi cưỡng bức biến tần sẽ gây ra tình
trạng nỗ biến tần.
THÔNG SỐ LỖI HAY GẶP CỦA BIẾN TẦN DELTA:
OH1, OH2, LV, OL, OL1, OL2, HPF1,HPF1,HPF3,HPF4,OCA,OCD, OCN, CF1.0,CF1.1,CF2.0,CF2.1,CF3.0,
CF3.1,CF3.2,CF3.3,CF3.4,CF3.5,CF3.6,CE,FBE,PHP,DEB, ACL,CE01,CE02,CE03,CE04,CE05,CE010,CE01,
OT1,OT2,OH3,OCC,OVA,OVN, OVD,OVS,LVA, LVD,LVN,LVS,CF1,CF2,CF3,AFE,PGF1,PGF2,PGF3,PGF4
ECE,EF,CE1,CE2,CE3,CE4,CAdE,CSYE,TRAP,OPHL,PGF5, HPF1, HPF2, HPF3, HPF4, ACL.